HIV- Hiểu tôi với
September 20, 2012 by nguyensung
Bạn đã biết gì về HIV/AIDS? Và bạn sẽ ứng xử thế nào khi biết người thân, bạn bè, ….nhiễm HIV. Có khi nào bạn đã vô tình đẩy những người bị nhiễm bệnh tới cuối con đường của sự sống chỉ vì bạn đã lo sợ thái quá do chưa hiểu đúng về HIV/AIDS. Hãy trao đổi cùng chúng tôi sau khi tham khảo bài đọc dưới nhé.
HIV – (H - từ ngữ quen thuộc của chúng tôi)
- HIV là gì? AIDS là gì?
- Các giai đọan phát triển của HIV/AIDS?
- Các đường lây nhiểm HIV/AIDS? Đường không lây nhiễm HIV?AIDS?
- Nhìn bên ngoài có biết ai có H? Làm sao để biết một người đã có H?
- Thái độ ứng xử với người có H?
- Pháp luật về phân biệt đối xử với người có H.
KHÁI QUÁT VẾ HIV
- Năm 1981: Phát hiện tại Mỹ
- Việt nam: Phát hiện trường hợp đầu tiên năm 1990
- HIV (Human Immunodeficiency Virus) là tên một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
- AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome)
- SIDA (Syndrome de Immuno Déficience Acquise)
AIDS cũng có nghĩa như là SIDA: Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
ĐƯỜNG LÂY NHIỄM
- Qua đường tình dục: Nam khó bị lây nhiễm hơn nữ trong cùng hành vi nguy cơ.
- Qua đường máu: tỷ lệ cao ở người tiêm chích ma túy. Một số khác qua đường truyền máu bị nhiễm, hoặc do tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân khi bạn có vết thương – vết loét da niêm.
- Qua đường mẹ con: HIV có khả năng lây cao ở 3 tháng đầu của thai kỳ, lúc sinh, và qua sữa mẹ.
KHÔNG THỂ LÂY NHIỄM
- Hôn xã giao
- Bắt tay, nói chuyện, ôm nhau thân thiện
- Dùng chung điện thoại
- Ăn uống chung, làm việc chung
- Ngủ chung, ngồi chung bàn
- Tắm giặt chung, dùng chung nhà vệ sinh.
- Muỗi chích, côn trùng cắn …
Nhìn bề ngoài có thể biết ai đã bị nhiễm HIV không?
- Không. giai đoạn đầu chưa có dấu hiệu gì
- người bệnh cũng không biết mình đã bị nhiễm bệnh.
- Cách duy nhất là xét nghiệm sau 3 tháng, từ lúc nghi ngờ có khả năng bị lây bệnh.
CÓ MẤY THỜI KỲ BỆNH?
Có 4 thời kỳ
- Khoảng 3 tháng đầu: nhiễm trùng cấp-sơ nhiễm (thời kỳ cửa sổ)
- Nhiễm trùng không triệu chứng; kéo dài 5 tới 10 hoặc 15 năm
- PRE – AIDS: thời kỳ tiền AIDS-liên quan AIDS
- AIDS xuất hiện: giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV
AI LÀ NGƯỜI DỄ Bị NHIỄM HIV?
Tất cả mọi người đều có thể bị lây, Nhưng dễ lây nhất là:
- Những người có quan hệ tình dục không an toàn.
- Những người tiêm chích ma túy
- Những ngừơi bị truyền máu đã nhiễm HIV
- Vợ, chồng, con hay tình nhân của những đối tượng trên.
CƠ THỂ BỊ GÌ KHI NHIỄM HIV
- Suy giảm miễn dịch: Làm cơ thể giảm khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh trong và ngoài cơ thể. (nhiễm trùng cơ hội, bướu tăng sinh).
- Bệnh tự miễn.
- Rối loạn thần kinh
CHẨN ĐOÁN SINH HỌC NHIỄM HIV
- Kháng thể chống HIV
- HIV hoặc thành phần của HIV
- Kháng thể chống HIV+HIV hoặc thành phần HIV.
CÁC XÉT NGHIỆM HIV
- ELIZA
- WESTERN BLOT
- PCR (polymerase chain reaction)
- TÌM KHÁNG NGUYÊN p24 ( p24 antigen capture assay )
BIỂU HIỆN
Thay đổi theo tiến trình nhiễm trùng
- Nhiễm trùng cấp
- Nhiễm trùng mạn không triệu chứng
- Nhiễm trùng cơ hội và bệnh ác tính
Nhiễm trùng cấp
- Xuất hiện sau khi nhiễm HIV 3 – 6 tuần
- Các triệu chứng không đặc hiệu của nhiễm siêu vi.
- Khỏi sau 1 -2 tuần dù có điều trị hoặc không
- Xét nghiệm giai đoạn này thường không phát hiện nhiễm.
Nhiễm trùng mạn không triệu chứng
- Xuất hiện từ 1 tuần tới 3 tháng sau giai đoạn nhiễm trùng cấp
- Không triệu chứng, bệnh nhân làm việc như bao người khác.
- Thời gian cần được tham vấn giúp đỡ
- Tránh lây lan và kỳ thị.
Triệu chứng sớm của AIDS
Dấu hiệu tiền AIDS – pre AIDS; Phức hợp có liên quan đến AIDS – AIDS related complex
- Hạch to toàn thân và kéo dài
- Sang thương vùng miệng do nấm, do vi trùng..
- Zona – Herpes zoster virus ( giời leo, chốc mép không lành)
- Giảm tiểu cầu
- Tiêu chảy kéo dài, sụt cân nhiều.
Lâm sàng của AIDS
- Giai đoạn cuối cùng của bệnh nhân nhiễm HIV
- Thời gian sống sót không vượt qua 24 tháng
- Chất lượng cuộc sống tồi tệ
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
- Thuốc chống siêu vi
- Thuốc tăng cường miễn dịch
- Điều trị nhiễm trùng cơ hội
PHÒNG NGỪA
- An toàn trong quan hệ tình dục
- An toàn truyền máu
- An toàn trong tiêm chích
- An toàn trong thai kỳ - theo dõi thai kỳ để can thiệp kịp thời.