Ô nhiễm ánh sáng và nguy cơ ung thư vú

November 20, 2012 by Kinh Nguyen

Ánh sáng rực rỡ của đèn điện thành phố lu mờ đi các vì sao trong bầu trời đêm đã làm nhiều nhà thiên văn học thất vọng, nhưng không chỉ có vậy, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy “sự ô nhiễm ánh sáng” – được định nghĩa là khi ánh sáng vào buổi tối vượt quá giới hạn hoặc đến mức gây khó chịu – có thể có những tác động thực sự nghiêm trọng lên sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự tiếp xúc với ánh sáng sáng về đêm có thể làm giảm sản xuất melatonin cơ thể, một hormone tiết ra vào ban đêm để điều hòa chu kỳ giấc ngủ, và sự giảm sản xuất melatonin này có liên quan với sự tăng tỉ suất ung thư vú ở phụ nữ.

“Cho đến nay, ánh sáng vào ban đêm là yếu tố nguy cơ rõ ràng gây bệnh ung thư vú”, David Blask, một nghiên cứu viên tại Thị Trấn Coopers, New York – thuộc Viện Nghiên cứu Mary Imogene Bassett. “Các khối u ở vú thì hoạt động suốt cả ngày, và melatonin thì làm cho chúng ngủ vào buổi tối”.

Ô nhiễm ánh sáng gây ra ung thư vú nhiều hơn ở các nước công nghiệp

Nhà dịch tễ học Richard Stevens của Cục năng lượng quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương đã phát hiện đầu tiên mối liên hệ giữa ung thư vú và ô nhiễm ánh sáng vào cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20. Stevens đã tìm thấy tỉ lệ ung thư vú cao hơn có ý nghĩa thống kê ở các nước công nghiệp nơi ánh sáng vào ban đêm là phổ biến hơn là các nước đang phát triển.

Công nhân làm ca đêm có nguy cơ ung thư vú cao hơn do ô nhiễm ánh sáng

Nghiên cứu của Stevens đã đưa đến những phát hiện của các nghiên cứu khác, William Hrushesky thuộc Trung tâm Y tế Hội Cựu chiến binh Nam Carolina, đã phát hiện nữ công nhân làm việc ca đêm có nguy cơ mắc bệnh ung thu vú cao hơn 50% so với những phụ nữ làm việc vào ca khác. Ông ta đưa ra một phát hiện rằng phụ nữ mù thì có nồng độ melatonin cao và tỉ suất ung thu vú rất thấp.

Làm cách nào để giảm nguy cơ ung thư vú do ô nhiễm ánh sáng

Để giảm nguy cơ ung thư vú từ ô nhiễm ánh sáng, tạp chí Prevention khuyến nghị ngủ 9 tiếng vào ban đêm trong một phòng tối không có nguồn ánh sáng bên trong (như màn hình máy tính) cũng như bên ngoài (như đèn đường). Một nghiên cứu trên 12,000 phụ nữ Phần Lan cho thấy rằng những phụ nữ ngủ 9 tiếng mỗi đêm có ít hơn 1/3 nguy cơ phát triển các khối u ở vú so với những phụ nữ chỉ ngủ 7 hoặc 8 tiếng. Ngay cả ánh sáng từ đường đi vào nhà tắm cũng có thể có ảnh hưởng, vì vậy ánh sáng mờ được khuyến nghị sử dụng để thắp sáng vào ban đêm.

Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng lên các loài chim thú như thế nào

Ô nhiễm ánh sáng còn gây ra những vấn đề khác ngoài việc gia tăng nguy cơ ung thư. Theo Câu lạc bộ Sierra, các loài chim và thú có thể bị mất phương hướng bởi ánh sáng nhân tạo, khiến chúng lạc khỏi các khu vực tìm kiếm thức ăn quen thuộc và phá vỡ chu kỳ sinh sản của chúng. Và cũng đã cho thấy chu trình quang hợp của loài cây rụng lá (những cây rụng lá vào mùa thu) bị phá vỡ vì sự chiếm ưu thế của ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.

Ô nhiễm ánh sáng và lãng phí năng lượng

Những tác động môi trường khác của việc sử dụng quá mức ánh sáng nhân tạo, dĩ nhiên là làm lãng phí năng lượng. Hội Bầu Trời Đêm Thế Giới ước tính ánh sáng ban đêm không cần thiết lãng phí đến 1,5 triệu USD trong chi phí điện trên toàn thế giới mỗi năm. Đây cũng là nguyên nhân của hơn 12 tấn khí CO2 - khí nhà kính hàng đầu –thải vào khí quyển. Mỗi người có thể thực hiện phần của mình bằng cách giữ đèn mờ hoặc tắt đèn vào ban đêm – và thuyết phục các nhân viên của họ và các cơ quan chính quyền địa phương thực hiện giống như vậy.

Tham khảo: Pubmed

Comments

comments powered by Disqus