Làm sao để sống lâu, sống khỏe: Bài học từ Nhật Bản (* thơ khoa học con cóc)
May 10, 2013 by Dang Tran
Hôm nay đi học Thầy đặt câu hỏi Làm sao sống lâu? Mà lại khỏe mạnh? Cả lớp vò đầu Mình thì bức tóc Để một hồi lâu Thầy mỉm cười nói: Vùng Na-ga-no (1) Người dân sống lâu Số một Nhật Bản Nam thì tám mốt Nữ tròn tám bảy Vùng này trồng táo Đứng hàng thứ 2 (2) Mỗi ngày đều đặn Từ già đến trẻ Ai cũng ăn táo Còn hơn thế nữa Người dân ở đây Thường hay thể dục Chính phủ đầu tư Rất nhiều trung tâm Sức khỏe cộng đồng (3) |
Ngược lại người dân Vùng Ao-mo-ri (1) Tuổi thọ thấp nhất Nam được bảy bảy Nữ là tám lăm Ở đây trồng táo Nhiều hơn tất cả Các vùng còn lại (2) Nhưng mà người dân Chỉ lo xuất khẩu Chả chịu tiêu dùng Rồi thì trung tâm Sức khỏe cộng đồng Cũng rất là ít Vùng này trời lạnh Người người, nhà nhà Thường uống sake Ít chịu vận động Mình chợt hiểu ra Thông điệp thầy giảng Để sống được lâu Mà lại khỏe mạnh Chăm tập thể dục Uống ít rượu thôi An apple a day Keep doctor away |
>Chú thích:
1.Theo số liệu mới nhất 2013, thì vùng Nagano Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất ở cả 2 giới nam và nữ. Ở nam: 80.88 tuổi còn ở nữ là 87.18 tuổi. Còn vùng Aomori thì có tuổi thọ thấp nhất, ở Nam là 77.28 tuổi và ở nữ là 85.34 tuổi. (theo điều tra quốc gia gồm 47 tỉnh ở Nhật Bản).
2. Nagano là vùng trồng táo lớn thứ 2 ở Nhật, đóng góp 19% trong tổng sản lượng táo ở Nhật. Còn Aomori là vùng trồng táo lớn nhất với tổng sản lượng là 54%. Người dân vùng Nagano ăn rất nhiều táo, 35.1kg/hộ gia đình, đứng đầu Nhật Bản. Tính trung bình thì toàn Nhật Bản người dân tiêu thụ 13.3kg/ hộ gia đình (theo số liệu thống kê của bộ nông-lâm-ngư nghiệp Nhật Bản).
3.ở nhật gọi là Kominkan(Kou: nghĩa là công cộng, Min: cư dân, Kan: hội trường). Tại trung tâm này mọi người được hướng dẫn các bài tập thể dục cũng như các bài tập giúp cho tinh thần sảng khoái, yên bình. Một điều rất thú vị là người dân vùng Nagano rất coi trọng triết lý Pin pin Korori (PPK). Pin pin nghĩa là “sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng”, Korori nghĩa là “chết thanh thản và không đau đớn”. Họ xem PPK như là một tôn giáo, và thường đến các nơi tôn thờ PPK để cầu thành ước nguyện.
Nơi cầu nguyện PPKTrần Ngọc Đăng, Tsukuba 10/5/2013