Dịch tễ học đối diện với những hạn chế [Phần I]: Tổng quát

September 26, 2013 by Kinh Nguyen

Bài báo này đã được công bố gần 20 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị của mình.

Quá trình tìm kiếm các mối liên quan giữa chế độ ăn, lối sống hoặc các yếu tố môi trường với bệnh tật là một nguồn sợ hãi vô tận – nhưng thường xuyên cho ra kết quả không mấy chắc chắn.

[caption id="" align="alignright" width="143"] "Chúng ta đang đẩy đến bờ vực những gì có thể làm với dịch tễ học" - Ken Rothman[/caption]

Tin tức về các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ xuất hiện nhanh và dày đặc ngày nay, và nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Ví dụ vào tháng 1/1994, một nghiên cứu của Thuỵ Điển tìm thấy một mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phơi nhiễm với radon tại nơi ở với ung thư phổi trong khi nghiên cứu tai Canada lại không thấy. Ba tháng sau đó thì tới nghiên cứu về ảnh hưởng tồn dư của thuốc trừ sâu. Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia công bố một nghiên cứu vào tháng 4/1994 báo cáo kết quả (trái ngược với các nghiên cứu kém năng lực hơn trước đó) là sự hiện diện của các chất chuyển hoá DDT trong máu không có ảnh hưởng lên nguy cơ mắc ung thư vú. Vào tháng 10 thì đến chuyện mối liên quan giữa phá thai và ung thư vú. Có thể có. Mà cũng có thể không. Cũng vào tháng 1/1994, một nghiên cứu trên nhân viên điện lực ở Mỹ cho thấy có thể có mối liên quan giữa trường điện từ ở các dây đẫn điện và ung thư não, tuy nhiên một điều mâu thuẫn với một nghiên cứu trước đó 1 năm tại Pháp và Canada, là không có mối liên quan giữa trường điện từ và bệnh bạch cầu.

Đây không phải là những trường hợp v.d. đặc biệt về bản chất mâu thuẫn của các nghiên cứu dịch tễ học mà chỉ là những v.d. mới nhất. Theo thời gian, những nghiên cứu này tạo nên một loạt các "tác nhân gây bệnh tiềm tàng" làm rối trí công chúng, từ thuốc nhuộm tóc (với u lympho, u tủy và bệnh bạch cầu) tới cà phê (ung thư tuyến tụy và bệnh tim mạch) và cho tới biện pháp tránh thai đường uống và các điều trị sử dụng hoóc môn (với hầu hết các rối loạn ở phụ nữ). Chiếc quả lắc cứ đong đưa tới lui, đẩy công chúng đến một “trận dịch lo âu” như Lewis Thomas đã nhận định nhiều thập kỷ trước. Quả vậy, vào 07/1994, tạp chí Y Khoa New England (NEJM) công bố một bài bình luận của biên tập viên Marcia Angell và Jerome Kassirer đưa ra một câu hỏi đầy ngụ ý: “Công chúng nên tin vào điều gì?” và viết “Ở Mỹ, những người có ý thức rõ về sức khỏe liên tục thấy mình bị vây quanh bởi những lời khuyên trái ngược nhau. Họ chưa kịp được biết đầy đủ về kết quả của nghiên cứu này thì đã bị nghe một thông tin trái ngược khác rồi”.

[caption id="attachment_1703" align="aligncenter" width="279"]Coffee (1) Cà phê là có lợi hay có hại? Có thể có. Có thể không[/caption]

Bài báo qui trách nhiệm lên các nhà xuất bản về các báo cáo về dịch tễ, và lên công chúng vì “những mong đợi không thực tế” về những gì mà nghiên cứu y học hiện đại có thể làm cho sức khỏe của mình. Nhưng rất nhiều nhà dịch tễ học trả lời tạp chí Science cho biết vấn đề cũng nằm ở bản chất của các nghiên cứu dịch tễ học – cụ thể là những nghiên cứu cố gắng xác định ra các nguyên nhân của các bệnh không lây, được biết đến qua những cái tên như dịch tễ học quan sát, dịch tễ học về yếu tố nguy cơ hay dịch tễ học môi trường.

Điều có thể đoán trước của các nghiên cứu này là rất đơn giản: trong 50 năm qua, các nhà dịch tễ học đã thành công trong phát hiện các yếu tố quyết định dễ thấy của các bệnh không lây – v.d. như hút thuốc lá có thể gia tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi lên đến 300%. Đến nay họ chỉ còn đi tìm những mối liên quan khó thấy hơn giữa bệnh tật và các nguyên nhân từ môi trường và lối sống. Và điều này đưa đến tình thế khó khăn trong dịch tễ học hiện đại khi mà những điều mong muốn đều khó đạt được vì điều kiện mới và qui luật mâu thuẫn với nhau, hay được gọi là “the Catch-22” của dịch tễ học hiện đại.

Một mặt, những nguy cơ khó thấy này – chẳng hạn như tăng 30% nguy cơ ung thư vú do sử dụng chất uống có cồn như một số nghiên cứu đề xuất - có thể ảnh hưởng đến một phần khá lớn dân số và có khả năng có tác động to lớn đến y tế công cộng. Mặt khác, rất nhiều nhà dịch tễ học thừa nhận rằng các nghiên cứu của họ bị ảnh hưởng bởi các sai lệch, những điều không chắc chắn và những điểm yếu trong phương pháp nghiên cứu có thể vốn đã không có khả năng nhận rõ chính xác các mối liên quan yếu như vậy. Như giám đốc Hội Ung thư Mỹ, Michael Thun, đã nói “Với dịch tễ học, bạn có thể nói được một điều nhỏ từ một điều to lớn. Điều rất khó để làm là nói được một điều gì đó từ không gì cả”. Cũng như ý kiến của Ken Rothman, biên tập của tạp chí Epidemiology “Chúng ta đang đẩy đến bờ vực những gì có thể làm với dịch tễ học".

Dimitrios Trichopoulos, trưởng Khoa dịch tễ học tại ĐH Y tế Công cộng Harvard, phát biểu: "với dịch tễ học đã vươn tới hay thậm chí vượt quá giới hạn của mình, các nghiên cứu sẽ không tránh được việc cho ra các kết quả dương tính giả và âm tính giả với một "tần số đáng buồn"". Hầu hết các nhà dịch tễ học đều nhận thức được vấn đề và đều có xu hướng tránh việc suy diễn nhân quả dựa trên các nghiên cứu đơn lẻ hay thậm chí trên nhóm nhiều nghiên cứu khi không có bằng chứng thuyết phục về y sinh. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ xảy ra và tần số xuất hiện ngày càng tăng. Ông giải thích "Nói một cách khách quan, các vấn đề này không xảy ra thường xuyên hơn trước đây, nhưng áp lực trong chuyên ngành ngày càng lớn hơn, và số người làm chuyên môn cũng nhiều hơn".

[caption id="" align="alignleft" width="250"] "Mọi người không còn coi trọng chúng ta nhiều nữa, và khi mà họ có xem trọng, thì chúng ta có thể không chủ tâm nhưng gây hại nhiều hơn là có lợi" - Dimitrios Trichopoulos[/caption]

Và kết quả tất yếu là các tạp chí ngày nay rất nhiều các nghiên cứu cho ra kết quả hàm ý là một chút nguy cơ cũng là điều rất đáng quan tâm. Các phát hiện này thường được tôn lên bởi các tạp chí công bố bài báo hoặc bởi các viện cơ quan của nhà nghiên cứu và các phương tiện thông tin đại chúng thường báo cáo các công bố này mà không đánh giá và không biết đánh giá. Và thế là chiếc quả lắc lo lắng lại càng đong đưa nhanh đến chóng mặt hơn bao giờ. Trichopoulos nói "Chúng ta đang nhanh chóng trở nên một mối phiền toái cho xã hội". "Mọi người không còn coi trọng chúng ta nhiều nữa, và khi mà họ có xem trọng, thì chúng ta có thể không chủ tâm nhưng gây hại nhiều hơn là có lợi". Một giải pháp tính thế, như các nhà dịch tễ học trả lời tạp chí Science đề nghị, chỉ một khi các nhà xuất bản trở nên hoài nghi nhiều hơn về các phát hiện dịch tễ học, hoặc các nhà dịch tễ học trở nên hoài nghi nhiều hơn về chính kết quả của mình, hoặc cả hai.

còn tiếp

Epidemiology faces its limits. Taubes, Gary; Mann, Charles C. Science; Jul 14, 1995; 269, 5221; Research Library pg. 164.

Comments

comments powered by Disqus