Các tiêu chí xác định cho một suy diễn nhân quả
by Kinh Nguyen
Khi đã thiết lập một sự kết hợp thống kê và đã loại ra các nguồn sai lệch (cụ thể là đã xác minh sự kết hợp là không sai), các tiêu chí cụ thể khác cũng cần thỏa để hỗ trợ cho suy diễn nhân quả.
Sự kết hợp là mạnh (độ mạnh).
Độ mạnh của sự kết hợp được đo lường qua nguy cơ tương đối (và nguy cơ quy trách) và OR (trong nghiên cứu bệnh-chứng). Tương quan và hệ số hồi quy có thể xác nhận các số đo ảnh hưởng này. Sự kết hợp càng mạnh, khả dĩ của mối liên quan nhân quả càng cao.
Có thang độ sinh học
Một mối liên quan liều-đáp ứng (nếu có) có thể gia tăng khả dĩ của sự kết hợp nhân quả. Tuy nhiên, điều này không phải có thể xảy ra trong tất cả các nghiên cứu.
Sự kết hợp theo trình tự thời gian (trình tự thời gian).
Không cần phải nói là yếu tố nguy cơ hoặc nguyên nhân phải có trước bệnh lý hoặc ảnh hưởng. Yêu cầu tiền đề-hậu quả này thường bị bỏ sót. Thường là dễ hơn để xác lập trình tự thời gian trong các nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu đoàn hệ hơn các nghiên cứu bệnh-chứng và cắt ngang.
Sự kết hợp là hợp lý (sự hợp lý).
Sự kết hợp cần phải có lý về mặt sinh hoặc hoặc xã hội học và không mâu thuẫn với những lý thuyết hoặc kiến thức đang tồn tại nếu không thực sự là một thách thức đối với các lý thuyết đó. Trong trường hợp nào đi nữa, cần phải có một cơ sở lý thuyết giải thích cho sự kết hợp.
Sự kết hợp là nhất quán (tính nhất quán).
Sự nhân quả sẽ có khả năng hơn khi sự kết hợp được ủng các nghiên cứu khác được thực hiện bởi những người khác nhau ở những địa điểm, hoàn cảnh và khung thời gian khác nhau, và sử dụng thiết kế nghiên cứu khác nhau.
Sự kết hợp là đặc hiệu (Sự đặc hiệu).
Kết cuộc bệnh cần đặc hiệu với một đặc tính hoặc với việc phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ nhất định. Đặc điểm này là khả thi hơn trong các bệnh truyền nhiễm so với bệnh không truyền nhiễm xảy ra do các tác nhân nguy cơ khác nhau. Do đó, tiêu chí này là không tổng quát.
Có bằng chứng thực nghiệm về nhân quả.
Hai loại bằng chứng thực nghiệm có thể được xác lập: (i) thử nghiệm trên người sử dụng các yếu tố nguy cơ, điều mà khó có thể có, và (ii) các thử nghiệm chấm dứt trong đó việc loại bỏ một nguyên nhân giả định đưa đến giảm đáng kể tỷ suất mới mắc bệnh.