Các dạng sự kết hợp

by Kinh Nguyen

Sự kết hợp giữa hai biến số có thể nhân quả hay không nhân quả.

Sự kết hợp nhân quả

Như đã nói trước, một sự kết hợp nhân quả tồn tại khi biến số độc lập (yếu tố nguy cơ) gây ra những thay đổi trong biến số phụ thuộc. Các sự kết hợp nhân quả có một trong ba dạng (xem Hình [fig:causalmodel]).

  1. Sự kết hợp nhân quả trực tiếp

    Một sự kết hợp nhân quả trực tiếp được suy ra khi yếu tố nguy cơ hoặc biến số độc lập thay đổi trực tiếp biến số phụ thuộc hoặc bệnh lý, mà không có các biến số trung gian, v.d. phơi nhiễm với vi trùng lao gây bệnh lao, phơi nhiễm với chì gây ngộ độc chì và thiếu hụt i ốt gây bướu cổ.

  2. Sự kết hợp nhân quả gián tiếp

    Sự kết hợp được suy ra khi yếu tố nguy cơ hoặc biến số độc lập gây ra thay đổi ở biến số phụ thuộc hoặc bệnh lý thông qua sự thay đổi các biến số trung gian hoặc bệnh lý: thiếu hụt i ốt → bướu cổ → u tuyến giáp Do đó, u tuyến giáp bị gây ra một cách gián tiếp bởi thiếu hụt i ốt. Lưu ý là thuật ngữ “sự kết hợp gián tiếp” có thể được sử dụng theo nghĩa rộng hơn. Ví dụ, dịch bướu cổ lưu hành có liên quan với độ cao đơn giản vì nguồn nước có nhiều khả năng chứa ít i ốt ở vùng cao so với những nơi có độ cao thấp. Tuy nhiên, những cách sử dụng như vậy cần được hạn chế và đánh giá cẩn thận. Vấn đề chính ở đây là liệu sự kết hợp là có tính nhân quả hay không. Các tiêu chí nhân quả cần được áp dụng đồng đều cho cả sự kết hợp nhân quả trực tiếp và gián tiếp.

  3. Sự kết hợp nhân quả tương tác (và cả có điều kiện)

    Có thể có sự tương tác (dương hoặc âm tính) giữa các nhóm của biến số độc lập mà tạo ra sự thay đổi ở biến số phụ thuộc.

Một dạng của hiệp lực (hoặc đối lập) giữa hai biến số trong đó mỗi yếu tố có ảnh hưởng độc lập trên bệnh lý trong khi đó ảnh hưởng chung là lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) so với từng yếu tố riêng lẻ. Trong phân tích một chiều, mỗi yếu tố có ảnh hưởng lên bệnh lý: X1 → Y  X2 → Y Trong phân tích phân tầng không có ảnh hưởng nào biến mất nhưng ảnh hưởng gộp chung có thể lớn hơn (hoặc nhỏ hơn):

image

Ví dụ sởi có thể gây tử vong nhưng xác suất sẽ cao hơn ở những trẻ suy dinh dưỡng:

image

Trong sự kết hợp nhân quả có điều kiện, hai yếu tố nguy cơ không có khả năng tạo ra bệnh lý nếu cả hai không hiện diện cùng với nhau. Ví dụ, sốt rét đái huyết sắc tố (một tình trạng sốt đặc trưng bởi nước tiểu sẫm màu do tán huyết) là biến chứng sau sốt rét chỉ khi sốt rét là do Plasmodium falciparum và các ca bệnh được điều trị với ký ninh.

image

Sự kết hợp không nhân quả, sự kết hợp giả

Trong một số trường hợp, dù sự kết hợp có tồn tại nhưng bất kể độ mạnh và mức ý nghĩa của nó sự kết hợp này có thể là không xác thực hoặc không nhân quả. Một sự kết hợp được suy luận là không nhân quả khi sự kết hợp là

  • do cơ hội,

  • dựa vào phân tích tử số hoặc dựa vào sự tương quan sinh thái, hoặc

  • do sai lệch.

Comments

comments powered by Disqus