Mục đích của thử nghiệm
by Kinh Nguyen
Thiết kế của các thử nghiệm phục vụ cho mục đích là đảm bảo dữ kiện có giá trị liên quan đến giả thuyết đang kiểm định càng kinh tế càng tốt (tối đa năng lực thống kê và tối thiểu trong chi phí cũng như giảm thiểu bất tiện). Một điều tra dân số cho ta biết về các đặc tính được quan sát và sự kết hợp giữa các đặc tính này trong dân số. Nhưng giá trị của sự kết hợp này vẫn là một sự mô tả không có ý nghĩa nhân quả, v.d. có thể làm biến số Y có một giá trị nhất định bằng cách thay thế biến số X. Một thử nghiệm có thể cho chúng ta biết nếu ta có thể có sự kết hợp nhân quả như vậy.
Điều thiết yếu của các thử nghiệm so sánh nằm ở chỗ ta đảm bảo rằng
-
sự kết hợp duy nhất giữa hai nhóm là sự can thiệp;
-
có số đơn vị nghiên cứu đủ lớn trong các nhóm so sánh;
-
các phương pháp xác suất thích hợp được sử dụng để xác định mối liên quan giữa can thiệp và kết cuộc.
Sự cẩn thận trong chọn lựa biến số kết cuộc, mẫu nghiên cứu, quy trình phân bổ đối tượng và phân tích thống kê là các điểm cốt yếu của một thử nghiệm thành công. Thường thì cần phải lệch khỏi điều kiện thử nghiệm lý tưởng này, nhưng với việc lựa chọn cẩn thận thiết kế ta thường có thể hiệu chỉnh bằng thống kê mọi sự khác biệt về đặc điểm nền hoặc các bất thường khác trong quy trình chọn mẫu khi kiểm định giả thuyết. Mặc dù một thử nghiệm là một bước quan trọng trong xác lập quan hệ nhân quả, cần phải nhớ rằng thường là không khả thi hoặc không đạo đức khi cho con người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong các nghiên cứu bệnh căn. Các thử nghiệm do đó thường giới hạn trong các thử nghiệm lâm sàng các thuốc hoặc liệu pháp mới, có thể mang lợi ích tiềm tàng, và do đó xác đáng về mặt đạo đức. Tương tự, các can thiệp cộng đồng như cho flo-rua vào nguồn nước, đưa các chương trình giáo dục để hướng dẫn bà mẹ các vấn đề về dinh dưỡng, v.v. là các thử nghiệm khả thi.
Bây giờ ta sẽ trình bày một số nguyên tắc chung của một thử nghiệm và dùng RCT và CIT là các ví dụ cụ thể.